Dù yêu thích lịch sử, nhưng mình rất mơ hồ về các vua Hùng. Đến khi giỗ Tổ Hùng Vương trở thành ngày quốc lễ và nhìn thấy đền thờ Hùng Vương ở Nha Trang, mình mới thật sự lưu tâm tìm hiểu nhân vật này. Mùa giãn cách rảnh rỗi, tình cờ đọc được loạt bài của các vị phó giáo sư tiến sĩ đăng trên tạp chí di sản văn hoá, bao gồm bài viết cùng chủ đề thuộc chuyên ngành khảo cổ học của PGS.TS Trịnh Sinh, mình phát hiện rất nhiều điều thú vị về các vua Hùng, như: (i) vua Hùng là vị thánh tối thượng của Đạo ông bà; (ii) hình ảnh chiếc trống đồng thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình là đỉnh cao về nghệ thuật và kỹ thuật đúc của nghề luyện kim thời kỳ Đông Sơn. Điều khiến nghệ thuật đúc nơi chiếc trống này có được sức cuốn hút mãnh liệt nằm ở chỗ, cho đến nay, tức là sau khi chiếc trống đồng này ra đời hơn 4000 năm, thợ thủ công truyền thống ở thế con cháu là chúng ta vẫn không tìm ra được phương pháp đúc tiệm cận với phương pháp đúc thời đó); (iii) sự phân biệt giàu nghèo đã thể hiện rõ ràng và sâu sắc ngay trong thời đại Đông Sơn, cách đây gần 2500 năm, chứ không phải mới xuất hiện ở xã hội ngày nay. Mình cũng phân biệt rõ ràng hơn đâu là truyền thuyết, đâu là lịch sử trong dòng chảy thú vị đưa vua Hùng từ vị danh nhân văn hoá đến anh hùng lịch sử. Hơn hết, mình như nhận thức rõ ràng hơn về địa điểm phát sinh ra dòng chảy văn hoá lịch sử: Ngã Ba Hạc ở Việt Trì Phú Thọ và hiểu sâu hơn về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam thông qua sự phát triển của tộc người Việt – Mường. Đặc biệt, các bài luận bàn về thế chí 18 chi đời Hùng Vương trên báo chí trong thời gian qua một lần nữa thôi thúc mình bắt đầu chặng đường lưu giữ và quảng bá rộng rãi lịch sử văn hoá cho người trẻ.
Chuỗi bài viết liên quan đến tín ngưỡng Hùng Vương sẽ khai thác 4 chủ điểm. Đầu tiên là hành trình đưa vua Hùng từ nhân vật huyền sử đến lịch sử, trong đó mình sẽ điểm qua vài thư tịch liên quan đến Hùng Vương cũng như quá trình “nhà nước hoá” hình ảnh vị vua dựng nước của các vị vua dưới triều Lê nhằm thổi bùng khối đại đoàn kết dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm. Phần thú vị nhất trong bài này nằm ở phát hiện: xuất phát từ nhu cầu thờ vị vua dựng nước trong quyền tế Giao ngay sau khi lên ngôi vua1, vua Lê Thánh Tông đã cho lập ngọc phả các vị vua Hùng2, và văn bản hoá truyền thuyết về Hùng Vương. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên dưới thời vị vua này cũng đã thêm phần Ngoại kỷ khi biên soạn Đại Việt sử ký Toàn thư3 (sau đây gọi tắt là Toàn thư). Bộ sử mà nhà sử học Ngô Sĩ Liên dùng để biên soạn (được cho là của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên) ghi nhận lịch sử Việt Nam bắt đầu từ nhà Triệu, tức từ sau khi Triệu Đà chiếm được Âu Lạc lập nước Nam Việt; nhưng Ngô Sĩ Liên đã nối dài dòng chảy lịch sử đất nước khi đưa vào Toàn thư thời huyền sử Hồng Bàng4, đưa năm Nhâm Tuất 2789 – năm Kinh Dương Vương (ông nội vị vua Hùng đầu tiên) lên ngôi nước Xích Quỷ trở thành năm khởi nguyên của dân tộc, khẳng định nòi giống Tiên Rồng của 100 người con do cặp đôi Lạc Long Quân Sùng Lãm và Âu Cơ sinh ra, đồng thời biến thời kỳ Hồng Bàng thành điểm khởi nguyên tiến trình phát triển của dân tộc. Dưới triều Nguyễn, khi Quốc sử quán cho ra đời Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt là Cương mục), công trình kế thừa đồ sộ Toàn thư, đoạn huyền sử này vẫn tiếp tục xuất hiện và giữ vị trí chủ chốt trong việc xác định nguồn gốc khởi nguyên của dân tộc. Đến thời Pháp thuộc, khi viết Việt Nam sử lược - bộ sử hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Lệ Thần Trần Trọng Kim vẫn giữ nguyên giai đoạn huyền sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn trước đó.
Chuỗi bài viết liên quan đến tín ngưỡng Hùng Vương sẽ khai thác 4 chủ điểm. Đầu tiên là hành trình đưa vua Hùng từ nhân vật huyền sử đến lịch sử, trong đó mình sẽ điểm qua vài thư tịch liên quan đến Hùng Vương cũng như quá trình “nhà nước hoá” hình ảnh vị vua dựng nước của các vị vua dưới triều Lê nhằm thổi bùng khối đại đoàn kết dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm. Phần thú vị nhất trong bài này nằm ở phát hiện: xuất phát từ nhu cầu thờ vị vua dựng nước trong quyền tế Giao ngay sau khi lên ngôi vua1, vua Lê Thánh Tông đã cho lập ngọc phả các vị vua Hùng2, và văn bản hoá truyền thuyết về Hùng Vương. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên dưới thời vị vua này cũng đã thêm phần Ngoại kỷ khi biên soạn Đại Việt sử ký Toàn thư3 (sau đây gọi tắt là Toàn thư). Bộ sử mà nhà sử học Ngô Sĩ Liên dùng để biên soạn (được cho là của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên) ghi nhận lịch sử Việt Nam bắt đầu từ nhà Triệu, tức từ sau khi Triệu Đà chiếm được Âu Lạc lập nước Nam Việt; nhưng Ngô Sĩ Liên đã nối dài dòng chảy lịch sử đất nước khi đưa vào Toàn thư thời huyền sử Hồng Bàng4, đưa năm Nhâm Tuất 2789 – năm Kinh Dương Vương (ông nội vị vua Hùng đầu tiên) lên ngôi nước Xích Quỷ trở thành năm khởi nguyên của dân tộc, khẳng định nòi giống Tiên Rồng của 100 người con do cặp đôi Lạc Long Quân Sùng Lãm và Âu Cơ sinh ra, đồng thời biến thời kỳ Hồng Bàng thành điểm khởi nguyên tiến trình phát triển của dân tộc. Dưới triều Nguyễn, khi Quốc sử quán cho ra đời Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt là Cương mục), công trình kế thừa đồ sộ Toàn thư, đoạn huyền sử này vẫn tiếp tục xuất hiện và giữ vị trí chủ chốt trong việc xác định nguồn gốc khởi nguyên của dân tộc. Đến thời Pháp thuộc, khi viết Việt Nam sử lược - bộ sử hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Lệ Thần Trần Trọng Kim vẫn giữ nguyên giai đoạn huyền sử do Ngô Sĩ Liên biên soạn trước đó.
- Để viết phần Ngoại kỷ, Ngô Sĩ Liên đã sưu tập các câu truyện truyền thuyết, văn học dân gian từ nhiều nguồn, trong đó có Việt Điện U Linh tập và Lĩnh Nam Chích Quái. (Trong Lĩnh Nam Chích Quái có truyện về Họ Hồng Bàng kể về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương). Khi viết phần Ngoại Kỷ cho Toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã điều chỉnh 2 chi tiết trong Lĩnh Nam Chích Quái, gồm: sửa Kinh Dương Vương từ cháu 4 đời thành con trai thứ của Viêm Đế Thần Nông (1 vị vua được cho là đã khai sinh ra thế lực phong kiến Phương Bắc) và sửa vợ của Kinh Dương Vương là con gái Động Đình Quân – Thần Long, để nhấn mạnh dòng dõi Tiên Rồng, các chi tiết khác ông giữ nguyên. Như vậy, Ngô Sĩ Liên không chỉ dừng ở nhân vật Hùng Vương, mà bắt đầu lịch sử nước ta từ Kinh Dương Vương (tức ông nội của Hùng Vương), đồng thời cho Kinh Dương Vương là con cháu dòng dõi Thần Nông Thị, nhằm khẳng định truyền thống hào hùng, đồng vai đồng vế của Việt Nam với Trung Hoa khi đối diện với âm mưu bành trướng của họ. Nói cách khác, ông là người đưa Hùng Vương từ dã sử sang chính sử, khi viết thêm phần Ngoại kỷ. Kết thúc bài viết đầu tiên là phần dẫn dắt tìm hiểu vai trò ông tổ chung của dân tộc đến vị thánh tổ của đạo ông bà;
Trống đồng Đông Sơn - đỉnh cao về nghệ thuật và kỹ thuật đúc của nghề luyện kim thời kỳ Đông Sơn khiến thợ thủ công truyền thống ngày nay vẫn chưa tìm ra được phương pháp đúc tiệm cận
Bài thứ hai sẽ giới thiệu các thành tựu khảo cổ học giúp các nhà khoa học dựng lại nền văn hiến 4000 năm của dân tộc Việt Nam, điểm qua đặc điểm của các nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn thông qua di vật mộ táng đặc trưng của từng thời đại. Bài viết này hoàn toàn không hề nặng nề về kiến thức khảo cổ học. Thay vào đó, bài viết chỉ đề cập đến các khía cạnh giúp người đọc hình dung tầm quan trọng của 4 thời đại này trong tiến trình hình thành nên nhà nước sơ khai đầu tiên của dân tộc, và hiểu hơn cơ sở khoa học của con số 4000 năm. Có thể nói, di tích khảo cổ về 4 nền văn hoá này là tiếng nói khoa học quan trọng khẳng định các truyền thuyết và thư tịch về Hùng Vương thật sự đã phản ánh được lịch sử. Nhờ vào các di tích khảo cổ này, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự tồn tại của một nhà nước sơ khai tên Văn Lang, cùng những tộc trưởng trong liên minh bộ tộc thời đại Đông Sơn trong lịch sử, (mà đại diện tối cao của các vị tộc trưởng này chính là nhân vật huyền sử Hùng Vương trong truyền thuyết và thư tịch cổ). Điều đặc biệt là, thành tựu rực rỡ của ngành khảo cổ học này xuất hiện vào lúc cam go nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đây là mồi lửa quan trọng để các nhà lãnh đạo khởi nghĩa thắp lên tinh thần đoàn kết toàn dân, nối dài tầm ảnh hưởng của một vị vua dựng nước cũng như truyền thống giữ nước hào hùng xuyên suốt hành trình 4000 năm lịch sử.
Bài thứ 3 giới thiệu về nguồn gốc người Việt thông qua hệ tộc Việt Mường, đồng thời giới thiệu các tầng sâu văn hoá của tín ngưỡng Hùng Vương: tín ngưỡng thờ thần núi, trước đó là tập tục thờ thành hoàng nông nghiệp. Bài viết cũng đồng thời cũng giải thích rõ ý nghĩa của thế chí 18 chi đời Hùng Vương. Khép lại chuỗi bài viết là phần trình bày các tín ngưỡng mang chiều sâu thời gian khác gắn với nền văn hoá lúa nước thông qua các giai đoạn chuyển hoá của tam giác châu sông Hồng và 3 thủ độ tự nhiên tương ứng với 3 quốc gia: Việt Trì (Văn Lang) cách đây 4.000 năm, Cổ Loa (Âu Lạc) cách đây trên 3.000 năm, Thăng Long – Phố Hiến (Đại Việt) cách đây 3.000 năm. Đây là chiếc nôi phát xuất của các vị thuỷ thần và phật giáo Tứ Pháp đậm chất Việt. Bây giờ, mời các bạn đến với cuộc hành trình này.
Lưu ý: chuỗi bài viết nằm trong phạm vi hiểu biết của mình và nguồn tài liệu do mình tiếp cận được đến thời điểm hiện tại. Các bài viết sẽ được cập nhật mới khi xuất hiện các thành tựu khảo cổ học cũng như các công trình khoa học mới nhất về chủ đề liên quan. Để giữ cho mạch câu chuyện được liền mạch và thu hút, bài viết được trình bày bằng văn phong bình dân nhằm đáp ứng thị hiếu của bạn đọc đại chúng, kèm các trích dẫn ở phần footnote ở dưới mỗi bài. Hy vọng cách truyền tải thông tin này sẽ hạn chế tối đa cảm giác quá tải cho người đọc trước các thông tin chuyên ngành khô khan thuộc phạm vi lịch sử và khảo cổ học. Bài viết không thể hiện quan điểm chính trị. Bạn đọc hoàn toàn có thể chắt lọc, lựa chọn kỹ lưỡng và nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các nguồn tài liệu khác, để tự cập nhật và kể lại câu chuyện về Hùng Vương cho con cháu mình.
Bài thứ 3 giới thiệu về nguồn gốc người Việt thông qua hệ tộc Việt Mường, đồng thời giới thiệu các tầng sâu văn hoá của tín ngưỡng Hùng Vương: tín ngưỡng thờ thần núi, trước đó là tập tục thờ thành hoàng nông nghiệp. Bài viết cũng đồng thời cũng giải thích rõ ý nghĩa của thế chí 18 chi đời Hùng Vương. Khép lại chuỗi bài viết là phần trình bày các tín ngưỡng mang chiều sâu thời gian khác gắn với nền văn hoá lúa nước thông qua các giai đoạn chuyển hoá của tam giác châu sông Hồng và 3 thủ độ tự nhiên tương ứng với 3 quốc gia: Việt Trì (Văn Lang) cách đây 4.000 năm, Cổ Loa (Âu Lạc) cách đây trên 3.000 năm, Thăng Long – Phố Hiến (Đại Việt) cách đây 3.000 năm. Đây là chiếc nôi phát xuất của các vị thuỷ thần và phật giáo Tứ Pháp đậm chất Việt. Bây giờ, mời các bạn đến với cuộc hành trình này.
Lưu ý: chuỗi bài viết nằm trong phạm vi hiểu biết của mình và nguồn tài liệu do mình tiếp cận được đến thời điểm hiện tại. Các bài viết sẽ được cập nhật mới khi xuất hiện các thành tựu khảo cổ học cũng như các công trình khoa học mới nhất về chủ đề liên quan. Để giữ cho mạch câu chuyện được liền mạch và thu hút, bài viết được trình bày bằng văn phong bình dân nhằm đáp ứng thị hiếu của bạn đọc đại chúng, kèm các trích dẫn ở phần footnote ở dưới mỗi bài. Hy vọng cách truyền tải thông tin này sẽ hạn chế tối đa cảm giác quá tải cho người đọc trước các thông tin chuyên ngành khô khan thuộc phạm vi lịch sử và khảo cổ học. Bài viết không thể hiện quan điểm chính trị. Bạn đọc hoàn toàn có thể chắt lọc, lựa chọn kỹ lưỡng và nghiên cứu chuyên sâu dựa trên các nguồn tài liệu khác, để tự cập nhật và kể lại câu chuyện về Hùng Vương cho con cháu mình.
1 T.S Lê Đức Hạnh, Về nguồn gốc thờ cúng tổ tiên của người Việt đăng trên tạp chí di sản văn hoá, số 44, năm 2013 có dẫn theo Nguyễn Kiến Giang “Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt”, Tạp chí Xưa và Nay, số 23, tháng 1/1996, Tr. 17 trong bài của mình (trang 72) “Lê Thánh Tông ngay khi lên ngôi đã xác nhận quyền tự chủ của mình qua việc sử dụng quyền tế Giao như các vua Trung Hoa. Điểm quan trọng nhất trong tế Giao là việc thờ cúng các ông vua lập nước. Vậy là Lê Thánh Tông cho lập Ngọc phả Hùng Vương vào năm 1470. Từ đó, có thể từ chỗ là vị thần địa phương trong ký ức dân gian, Hùng Vương được chính thống hóa thành tổ tiên của người Việt, làm nền tảng tinh thần cho ý thức tự chủ, cho quyền uy sức mạnh của nhà vua trên đất Việt
2 Dẫn theo PGS.TS Nguyễn Chí Bền, Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươg ở Phú Thọ, số 35, năm 2011, trang 38 nguyên văn như sau “Bản Ngọc phả “Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền” do Hàn lâm viện trực học sĩ Nguyễn Cố biên soạn vào năm Nhâm Thìn 1472, niên Hiệu Hồng Đức năm thứ 3 được Hàn lâm thị độc Nguyễn Trọng trùng đính vào năm Canh Tý 1600, niên hiệu Hoằng Định thứ nhất đời vua Lê Kính Tông và Lễ phiên Lê Đình Hoan phụng sao”. Theo tác giả, ngọc phả này là văn bản hoàn chỉnh đầu tiên ghi chép đầy đủ về thời Hùng Vương, các thần tích về Hùng Vương cũng được hệ thống hoá đầy đủ dưới thời vương triều này.
3 Nhà sử học Ngô Sĩ Liên sống dưới thời Lê Sơ, ông từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, sau đỗ tiến sĩ và giữ chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông. Ông có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.
4 Hồng Bàng chính là Họ của các vua Hùng (Hùng Vương là hiệu khi lên ngôi). Toàn thư có mục “Kỷ Hồng Bàng thị” (tạm dịch thời đại dòng dõi Hồng Bàng). Theo PGS.TS Đặng Văn Lung, “Lịch sử và văn học dân gian”, Hồng Bàng là một cách nói chệch của cõi Hỗn Mang, cõi Hồng Hoang. Chỉ một trạng thái nguyên sơ trước khai thiên lập địa. Lĩnh Nam Chích Quái có truyện về Họ Hồng Bàng kể về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương